Snack's 1967

- Đạp lên Kho Bạc.
Giã từ Mỹ Khuê!
Những ngày tháng Mười
năm nay là những ngày
thuận lợi nhất cho tình
yêu. Trời mưa liên miên
đêm tiếp qua ngày.
Cảnh vật lạnh buồn qua
màn mưa trắng. Giọt
mưa rào rào rơi đều
trên mái ngói, tạt từng
luồng lên lá cây, như
vừa trải qua những cơn
trở mình vật vã. sợi
mưa đan nghiêng một
chiều, không dứt không
dừng. Cảnh vật quằn
quại mỏi mệt ở gần và
phai mờ nhan sắc nơi
xạ Người đi lại co ro lúng
túng. Ai cũng vội vã
mong cởi gấp chiếc áo
mưa, tháo bỏ đôi giày
sũng nước. Những ngày
mưa như vậy thúc gấp
người ta nhớ nhung
người yêu. Một căn
phòng khô ráo, ấm áp.
Mọi cửa đều đóng kín,
màn cửa hạ xuống.
Không có khách đến
quấy rầy, không có
người phát thư gõ cửa
không nhằm lúc, không
có anh thu tiền rác lù lù
cái mũ trên đầu, không
có tiếng rao bán bánh
chưng, chè bắp, lảnh lót
đâm thủng vào câu
chuyện, không có tiếng
trẻ la lối ồn ào. Mà chỉ có
người đàn ông sạch sẽ
tươm tất vì không có
mồ hôi dâm dấp trên
trán. Và người đàn bà
da mặt tươi mát. Mùi
nước hoa không nồng
như trong ngày nắng.
Tôi tha thiết nhớ Mỹ
Khuê trong những ngày
mưa và nhất là những
đêm khi thức giấc nghe
mưa rơi cô đơn ngoài
trời. Nhưng Mỹ Khuê,
nàng có một quả tim
bằng cẩm thạch. Để đối
với tôi. Chứ còn nhìn về
phía Phan thì tôi chắc
nàng đang mơ màng
một ngày nào làm nội
tướng ông Tư lệnh đập
vỡ chai rượu vào sườn
tàu để làm lễ hạ thủy
một chiếc tàu mới. Mỹ
Khuê có nhiều tham
vọng. Thích được đăng
ảnh trên báo và trả lời
những câu phỏng vấn.
Vĩnh biệt Mỹ Khuê.
Tôi chán nản, trả lui
những cuốn sổ kế toán
không cộng nữa. Dẹp bỏ
mọi áp phẹ Ngoài giờ đi
làm, tôi ngồi hàng giờ
ném ruột bánh mì cho
bầy vịt của tôi. Mỗi lần
thấy tôi ra hiên sau,
chúng quàm quạp kêu
ầm lên chạy lại đòi ăn.
Con đực có chòm lông
chơm chởm trên đầu
mà tôi gọi tên là "con
Chởm". Con mái lông
vàng sạch mướt thích
nhảy vào thau nước
tắm mà tôi gọi là con
"Công Chúa". Con vịt đen
nhọ nồi hồi nhỏ đi tướt
phân xanh, tôi phải nuôi
riêng cho uống Ganidan
để chữa bệnh và sau
này tôi gọi tên là "con
Ganidan". Cùng với năm,
sáu con tầm thường vô
danh khác, chúng bao
quanh tôi, hiếng mắt,
ngẩng cổ, can đảm xông
tới, nhút nhát đi lui. Tôi
dứ mẩu bánh nơi tay và
"con Chởm" sốt ruột
cắn vào cổ, vào đầu
mấy cô bạn len lỏi đứng
cạnh nó để chăm chăm
lãnh phần cho riêng
mình. Tôi nói thầm: Mỹ
Khuê ơi, anh yêu em
không giống như con vịt
đực này đâu. Anh không
nịnh đàn bà được như
con gà trống, nhưng
nhất định là anh không
ích kỷ như con vịt đực.
Tôi la cà ở các Bar,
thuộc tên hàng tá chiêu
đãi viên: những Mai ly,
Thu Nguyệt, Kim Chi,
Kim Cúc. Tôi dở mọi thủ
đoạn dối trá làm bộ
chung tình để nghe các
nàng kể lể tâm sự, làm
ra bộ si mê để các nàng
nghếch mặt kiêu hãnh,
làm bộ chán đời sắp tự
tử để nghe các nàng
khuyên răn, dạy dỗ theo
giọng Cải lương. Chán
trò chơi ấy, tôi đi về
miền quê Phú Ân, Đại
Điền nghe chim hát và
nhìn cây cỏ nở hoa. Cái
gì tôi cũng lưu ý nghe và
để mắt nhìn. Tiếng chó
sủa, tiếng trẻ khóc, con
tàu chạy hối hả. Tôi nhớ
Giono có nói về "sự say
mê những cái vô ích". Ừ,
phải công nhận rằng khi
mình làm những cái vô
ích, mình thấy tâm hồn
thoải mái lạ. Từ trước
đến nay và nhất là
trong thời gian tôi yêu
Mỹ Khuê, tôi đã chỉ
chăm chăm làm những
việc vô ích.Những việc
có ích đó, cuối cùng,
chẳng những đã biến
thành vô ích mà còn có
hại nữa . Rõ ràng là tôi
đã mất Mỹ Khuê.
Ngày lễ Quốc Khánh
năm nay trời mưa,
không đi chơi xa được
nên tha hồ cho tôi "say
mê những cái vô ích".
Tôi nằm trong giường
đọc "Anh hùng Xạ điêu"
để hồi hộp vui chơi với
chú Quách Tĩnh và cô
bé Hoàng Dung, can
đảm lăn xả vào mọi
hiểm nguy vì biết chắc
là ông Kim Dung không
dám để cho mình chết.
Thật chỉ có trong tiểu
thuyết mới có một
người sung sướng như
anh chàng Quách Tĩnh
này. Không muốn học võ
nghệ mà các danh sư lại
tìm đến tận tâm truyền
thụ võ nghệ, không chạy
theo tình yêu mà tình
yêu cứ bám riết theo
mình. Xấu trai, chậm
chạp, ít thông minh, anh
chỉ nhờ tính tình đôn
hậu mà thành người có
hạnh phúc. Cô bé Hoàng
Dung thì đẹp, kiến thức
rộng, quyền biến, nhiều
lúc tinh quái độc ác.
Nhưng mà chung tình.
Họ bổ túc cho nhau một
cách hoàn hảo. Tôi theo
dõi mối tình lý tưởng ấy
và đôi lúc tưởng tượng
rằng chính tôi và Mỹ
khuê đã thay Quách
Tĩnh-Hoàng Dung ngồi
trên lưng con Tiểu hồng
mã đi lục lọi khắp cả
miền Giang Nam tìm
tung tích của Hồng Bắc
Cái. Tôi thấy tôi cũng
xấu trai, chậm chạp, và
Mỹ Khuê cũng đẹp, cũng
thông minh quyền biến.
Chỉ tiếc là Mỹ Khuê
không chung tình nên
trong cuộc phiêu lưu chỉ
có mình tôi thui thủi
một thân. Cha chả! Buổi
chiều chủ nhật thật là
buồn lạ. Tôi cứ nhớ giờ
này tôi ngồi ở xa lông
nhà Mỹ Khuê, ngồi vào
cái ghế nhất định mà tôi
đã chọn một lần và sau
đó tôi nhất định không
chịu di dịch. Bởi vì ngồi ở
đó mắt tôi được nhìn
khuôn mặt của Mỹ Khuê
tràn đầy ánh sáng từ
cửa sổ lớn hắt vào,
đồng thời tôi còn được
nhìn chậu hoa lan tím
nở hoa suốt bốn mùa
đặt ở góc phòng. Mỹ
Khuê bao giờ cũng bắt
tôi đợi năm phút trước
khi nàng từ phòng riêng
bước ra. Màu da tráng
mát và đôi mắt đầy
đặn nhờ một giấc ngủ
trưa yên tĩnh. Mùi nước
hoa thơm ngọt khiến
trông nàng ngon như
một cái bánh. Đó là ý
nghĩ cộc cằn mà tôi đã
lỡ có. Giờ này thì chắc
chắn là Phan đang ngồi
vào cái ghế của tôi và
Mỹ Khuê lại cứ ngon như
một cái bánh. Tôi nổi
giận với Gionọ Ham mê
được cái vô ích là bởi vì
ông đã có vợ, đã có
nhà, có cây táo đầy quả
trong vườn, có nhiều ly
tách trong buffet. Tôi
chưa có gì hết. Mới bắt
đầu đã hỏng.
Tôi ngồi dậy lấy xe đi
phố cho quên bớt sự
bực mình. Vòm trời
thấp. Gió chuyển thành
lạnh. Vài bộ complet
màu tối đi trịnh trọng.
Những dáng đàn bà
trông béo hơn những
ngày trước đây. Sự
nghiêm trang của thời
tiết làm họ chậm chậm
đếm bước. Mùa Đông
đang đến, uy nghi trầm
mặc như một vị quốc
trưởng đạo đức và có
tuổi. Tôi phải gặp nhiều
người quen. Thật khó
mà chào thân ái mọi
người khi họ đi cả bọn.
Gió lành lạnh ở vai. Tôi
qua hiệu Chà, nhìn dãy
áo len. Hôm nào lại phải
đi mua cái áo len mới.
Suốt đời chỉ toàn mặc
áo len mua ở hiệu, chả
có bàn tay nào đan cho
mình. Giá Mỹ Khuê đợi
hết mùa Đông hãy đoạn
tuyệt cùng tôi thì ít
nhất tôi cũng được mặc
một cái áo len do bàn
tay nàng đan. Phải mặc
áo len dệt bày bán ngoài
tiệm, thật là nỗi buồn
của người đàn ông. Ở
mỗi một mắc chỉ nơi
chiếc áo của người yêu
đan tặng, ta tưởng như
còn thấy dấu vết của
đôi mắt nàng nhìn, hơi
thở ấm của nàng còn
lưu luyến trong đó. Lạnh
lẽo là mùa của nhớ
nhung, của kỷ niệm, của
sự trân trọng thâm hậu.
Hôm qua thấy Viết và
Huy mặc áo len mới tôi
hỏi:
- Hai anh mà cũng
mặc áo len mua sao?
Viết cười:
- Chứ anh bảo không
mua thì đào ra đâu áo
mà mặc?
- Đẹp trai như hai
anh...
Huy hiểu ý tôi:
- Thời bây giờ con gái
không chịu khó ngồi đan
áo tặng người yêu. Áo
của họ, họ còn phải ra
hiệu mua.
Viết tiếp:
- Vả lại, có được
tặng, mình cũng áy náy
không dám nhận nữa.
- Chớ áy náy làm chị
Người đàn ông thời nay
thường mặc đến cái áo
len thứ tư thú năm mới
lấy vợ.
Tôi nghĩ vẩn vơ về
chiếc áo len, vừa cho xe
chạy xuống biển. Biển là
người bạn cô đơn, của
mọi người, thường trực
và dễ tính. Ai nói gì biển
cũng nghe, không phản
đối. Trên đường Phan
Bội Châu, Độc Lập, mỗi
người đi đều có mục
đích của họ. Tôi không
nằm đúng vào mục đích
của ai hết, nên tôi cảm
thấy mình cô đơn và dư
ra giữa đám người
đông đảo.
Nước biển vàng đục.
Lác đác có những bè
rơm rác từ nguồn theo
về, trôi phiêu lưu. Bầu
trời ủ dột. Gần bờ,
những con sóng đứng
dựng lên, uốn cong đầu
rồi đổ nhào xuống ầm
ầm, toé nước tung bọt
rào rào. Thât là vừa
mạnh dạn vừa ngu sị Để
làm gì? Y như một
thằng điên. Gào to lên,
nhào đập đầu xuống tự
tử... nhưng có ai thèm
để ý. Ở trên đường
Yersin, người ta cứ
thản nhiên sung sướng,
tán tỉnh nhau, mời mọc
nhau và người ta ngồi
vào bàn ăn mỉm cười
với bóng hình người yêu
của họ lẫn lộn giữa
những dĩa bát. Mặc kệ
cho biển lồng lộn nhào
lăn, gào thét. Cũng như
hiện giờ Mỹ Khuê đang
tiếp Phan ở phòng
khách, cửa kính hạ
xuống để che gió, âm
nhạc rơi từng giọt nhẹ
từ chiếc Hi Fi đặt ở góc
phòng. Trong khi tôi ngồi
độc thoại ở bãi biển
màu xám này. Vắng
người đi dạo. Một đoàn
học sinh nội trú chạy
nhảy vừa phải dưới sự
trông chừng của hai sư
huynh mặc áo dài đen.
Một người đàn ông run
lẩy bẩy từ mặt biển
chạy thẳng lên bờ, chụp
khăn lau rối rít và lật
đật mặc quần áo. Chắc
trong cuộc sống người
này tham lam lắm.
Không chịu bỏ sót một
buổi tắm công cộng
miễn phí. Từng nhóm
năm ba binh sĩ mặc
quân phục đi đi lại lại ở
gần mép nước. Có mấy
thiếu nữ ngồi ở trụ đá
dưới tàn dừa nhìn ra bể.
Mỹ Khuê có nghĩ rằng
hiện giờ tôi ở dây
không? Chắc là không.
Hai người đang thủ thỉ
cho nhau nghe những
chuyện êm đềm.
Sương xuống mù mù,
xóa nhòa đường nét
của những hải đảo ngoài
khơi xạ Mái tôn xám của
dãy nhà dân chài nơi
xóm Cồn chạy dài theo
bãi cát, nằm sát mặt
đất. Không thấy ánh
đèn. Nhưng chắc chắn là
có tình yêu trong những
ngôi nhà sơ sài đó. Tình
yêu không cần nệm
mousse, khăn trải
giường có vẽ hoa và
một chồng sách dưới
chao đèn.
Có tiếng chân đi loạt
xoạt sau lưng tôi. Trong
ví chỉ có nhiều nhất là
một trăm bạc nên tôi
không cần quay lại.
Tiếng chân đến sát gần.
Một người ngồi xuống
chụp vào vai tôi.
- Anh ngồi làm gì ở
đây?
Tôi giật mình quay lại.
- Annie!
Annie mỉm cười ngồi
sà lại gần tôi.
- Em đến đây làm gì
vào giờ này? Biển vắng
và trời sắp tối.
- Anh làm như anh là
thanh tra cảnh sát. Em
đi xem biển nổi loạn.
Cũng như anh vậy.
Tôi phì cười:
- Sao biết là "cũng
như anh vậy"?
Annie mặc váy ngắn,
áo len dài tay màu đỏ.
Giày escarpin trắng. Tôi
hỏi:
- Anh tưởng em đi
Đà Lạt rồi. Ngày nào
mới tựu trường?
- Mai mới có chuyến
baỵ Còn tựu trường thì
cũng một ngày như ở
trường Việt.
- Chị Mỹ Khuê ở nhà
làm gì?
- Peuh! -Annie nhún
vai- nghe nhạc, nhai kẹo,
chải tóc, gắt đứa ở...
- Anh bảo là giờ này
cợ Có anh Phan đến
chơi đằng nhà phải
không?
- Cố nhiên là có. Tại
anh lật đật ngắt lời em.
Em chưa kể hết mà. Chị
Khuê đang gắt đứa ở
thì anh Phan đến.
Tôi ngồi thừ nhìn ra
con đường chân trời,
ngạc nhiên không biết
lần thứ mấy rằng tại
sao mà nó khéo thẳng
như vậy. Annie lay vai
tôi:
- Anh nhai kẹo này.
Em biết anh thất tình
phải không?
Tôi bỏ kẹo vào miệng:
- Nói nhảm. Anh hỏi
chơi vậy thôi. À, Annie
này, thế chủ nhật nào
anh Phan cũng đến phải
không?
- Nhiều hơn thế nữa.
Có cả những chiều thứ
năm, thứ tư, thứ sáu...
enfin... những ngày
trong tuần.
- Thế anh Phan đến
chơi mỗi lần vậy có lâu
không?
- Tùy theo. Hai giờ.
Một giờ. Mười lăm phút.
Ái chà, anh hỏi vẩn vơ,
Annie không trả lời nữa
đâu. Nói chuyện khác vui
hơn.
- Chuyện gì bây giờ? -
tôi ngượng nghịu hỏi lại.
Tóc Annie bay phất
phơ theo gió tạt vào
mặt tôi. Mùi nước hoa
ngọt ngọt -à, mùi hoa
violet, tôi sực nhớ ra
rồi,- tỏa từ mái tóc, từ
áo len.
Đôi mắt sáng. Cái mũi
huếch lên một chút.
- Anh đã đọc Lolita
chưa?
- Rồi.
- Anh cò thích truyện
đó không?
Tôi gật đầu:
- Truyện haỵ À, mấy
hôm nay anh Phan có
đưa dĩa hát đến cho chị
Mỹ Lhuê mượn không?
- Có. Anh kể cho em
nghe truyện Lolita đi.
- Dài quá. Vả lại
truyện không đứng đắn.
- Kệ nó. Truyện bắt
đầu như thế nào?
Tôi gãi cằm, ngần
ngừ một lát:
- Bắt đầu thì thật
haỵ Như là tiếng kêu
thổn thức của một tâm
sự: Lolita, ánh sáng của
đời tôi, lửa của... chà chà
khó nói quá: "feu de
mes reins... "
- Em hiểu rồi, anh khỏi
cần phải dịch. Anh nói
tiếp đi.
- Tội lỗi của tôi, linh
hồn của tôi. Lolita: đầu
lưỡi nhảy ba cái nhẹ vào
vòm khẩu cái, va chạm
ba lần vào răng, Lọ Lị Ta.
- Anh kể nữa đi.
- Buổi sáng nàng là Lọ
Lo ngắn ngủi. Một thước
bốn tám.
- Đố anh, em cao
bằng Lolita chưa?
- Chắc còn thua.
- Bậy, em cao hơn.
Tình yêu giữa Lolita và
Humbert anh có cho là
tội lỗi không?
Tôi ngạc nhiên quay
nhìn thẳng Annie.
- Sao em biết?
Annie cười:
- Vì em đã đọc hết
quyển Lolita rồi.
- Đó không phải là
quyển truyện dành cho
em.
- Người lớn đều có ý
tốt ngăn ngừa như vậy.
Người lớn kiểm duyệt
phim ảnh và ghi rõ: "Cấm
dưới 18 tuổi". Nhưng
những buổi chiếu phim
có khẩu hiệu cấm kỵ
như thế thì khán giả đa
số lại dưới tuổi 18. Lỗi
đó chắc không phải do ở
trẻ con. Như em. Nhưng
mà thôi, em nói lạc đề.
Em muốn hỏi anh điều
này nhé.
- Gì?
- Humbert so với anh,
ai lớn tuổi hơn?
- Cố nhiên là
Humbert... lớn tuổi hơn
anh nhiều.
Annie gật đầu.
- Anh trẻ hơn
Humbert... Còn em thì
lớn hơn Lolita... Annie
ngừng lại không nói tiếp.
Tôi mở to mắt nhìn
Annie, ngạc nhiên vì câu
hỏi vừa rồi.
- Đó là tiểu thuyết...
Tôi chậm rãi nói.
Nhưng Annie không
nghe tôi. Nàng đăm
đăm nhìn ra chân trời
xạ Sương đã xuống núi.
Vài ánh đèn thuyền câu
chói sáng. Dãy đèn nê
ông chạy dài theo đại lộ
Duy Tân, chạy vòng
theo bãi biển xuống mãi
đến xóm Chụt. Tôi lay
vai Annie:
- Annie về đi. Tối rồi.
Me và chị Mỹ Khuê đang
đợi ở nhà.
- Anh có khinh Lolita
không?
- Anh chưa nghĩ đến
điều đó.
- Còn em thì em
không trách Humbert.
Ngồi trong ngục thất
chờ ngày ra tòa đại hình
để bị xử tử hoặc lãnh án
khổ sai, người đàn ông
đau khổ đó viết lại câu
chuyện tình của mình và
mong rằng nó sẽ in ra
khi hai nhân vật chính
đều đã chết. Ông ta có
lương tâm.
- Ừ.
- Anh cũng là người
có lương tâm.
- Có thể...
- Chị Khuê em không
thích người đàn ông có
lương tâm. Chị bảo: Họ
chậm chạp và nhiều khi
vô ích.
Tôingậm ngùi:
- Cũng có lẽ đúng.
Annie chợt cười rồi
bẹo má tôi:
- Trông bộ anh ngớ
ngẩn, đúng là anh chàng
thất tình. Sao ngày xưa
anh vui vẻ nhanh nhẹn
thế? À, đố anh biết tại
sao em gặp anh ở đây?
Tôi lắc đầu:
- Chịu.
- Em lại đằng nhà tìm
anh.
-...?
-... Thằng nhỏ ở bảo
anh vừa đi xong. Em
biết thế nào anh cũng lò
mò ra biển. Thất tình
mà. Quả nhiên thấy xe
anh gác ở bờ đường.
Tôi gật đầu:
- Thầy bói đoán giỏi.
Em lại tìm anh có việc
gì?
- Để giã từ anh ngày
mai đi Đà Lạt. Em biết
anh không xuống nhà
nữa, từ ngày anh thôi
với chị Khuệ Tình yêu là
thế đó. Anh có giận lây
em không?
- Không.
- Vậy thì bắt tay em
đi.
Tôi siết chặt tay
Anniẹ Bàn tay mềm và
ấm. Annie giữ tay tôi lại
và không bỏ ra. Ngón
tay trỏ và ngáo tay
giữa của nàng vuốt nhẹ
trên lưng bàn tay tôi,
gây một cảm giác êm
êm rợn rợn.
- Anh nhớ viết thư
cho em nghe. Ngay tối
naỵ Sáng mai anh bỏ
thư ở nhà dây thép và
sáng thứ Hai thì em đọc
được thư anh ở tại
trường.
- Sao vội vàng thế?
Từ bây giờ đến tối thì
có chuyện gì đâu mà
viết?
- Sao lại không? anh
cứ ngồi lại bàn thì sẽ
biết nên viết gì. Thôi
bây giờ em về.
Nàng bỏ tay tôi ra rồi
bấu vào vai tôi đứng
dậy. Tôi đứng dậy theo.
- Anh không chúc em
điều gì sao?
- Có chứ, -tôi vội nói.
Chúc em đi đường bình
an, học giỏi.
- Cám ơn anh. Còn em
chúc anh sức khỏe, vui
vẻ. Nhé? Mon péché...
mon âme.
Nàng nói xong, thoăn
thoắt đi. Ánh đèn
đường chiếu nghiêng
xuống mái tóc tỏa sáng.
Váy ngắn. Áo len dài tay
màu đỏ. Nàng bước lên
một chiếc xích lô đậu
gần đó, quay lại giơ tay
vẫy tôi. Tôi cũng giơ tay
vẫy theo. Chiếc xe vun
vút chạy, mất hút sau
dãy phi lao thấp.
Hai tiếng cuối cùng
Annie nói cho ai? Tội lỗi
của tôi. Linh hồn của tôi.
Thật khó mà phân biệt
nàng muốn ám chỉ tôi
hay chỉ nhắc lại lời của
Humbert. Tôi đứng lặng,
ngẩn ngơ, ngờ vực,
thậm chí không tin rằng
điều vừa xảy ra là có
thật. Tôi đưa bàn tay
lên mũi: rõ ràng là mùi
nước hoa violet từ bàn
tay Annie chuyển sang.
Annie, cô em bé nhỏ
đang ở tuổi nhai kẹo sô
cô la, ngậm đầu bút chì
để nghĩ làm con toán và
vỗ tay xem phim "Ba
người ngự lâm pháo
thủ". Annie! Đôi mắt
sáng long lanh như hai
giọt nước treo ở đuôi lá
na lá mận được nhìn
qua ánh sáng của khung
cửa sổ. Đôi chân mảnh,
nhảy thoăn thoắt như
sơn dương . Annie! Nàng
đột nhiên hiện đến chiều
nay nhí nhảnh, bất ngờ
như một dòng suối nhỏ
hát róc rách giữa một
vùng hoa lá, nhưng cũng
đủ làm xáo trộn hồn tôi.
Rồi thoáng chốc nàng
vụt bỏ đi, để tôi trầm
ngâm đứng giữa bãi bể
vắng này như con suối
đã bỏ xa một vũng
nước sâu nằm lặng yên
trên bờ lau sậy, mang
nặng trong lòng nó
những lớp lá úa và
những dải rong rối ren
chằng chịt.
Kết Thúc (END)