Mái nhà xưa (18 chương )
Tác giả : Bích Thủy ( chương 1 )
Tôi không thể nào
quên được buổi nói
chuyện với cô tôi chiều
hôm ấy. Buổi chiều quận
lỵ vẫn buồn, nhất là vào
lúc mặt trời lịm tắt.
Chiều tím dâng lên,
quạnh hiu len lén theo
về thường gợi nên
những cảm xúc bâng
khuâng man mác.
Cô cháu tôi vẫn có
thói quen, cứ mỗi chiều
ra ngoài hàng hiên nhìn
ra thửa vườn trải rộng
trước nhà, vừa hóng
mát vừa chuyện trò thủ
thỉ với nhau. Đó là
những chiều hạnh phúc,
những giây phút êm
đềm trong suốt quãng
đời thơ ấu của tôi.
Cô tôi là một góa phụ.
Duyên phận của cô tôi
thực hẩm hiu. Chú tôi
sớm lìa trần giữa lúc cô
tôi còn xuân sắc, và
không để lại cho cô đứa
con nào. Cô là em ruột
của cha tôi, và vì cha
mẹ tôi gặp nạn chết cả
hai trong một vụ đắm
tàu, nên cô tôi nuôi
dưỡng tôi từ nhỏ tới
nay. Cô không thể nào
quên được đêm hãi
hùng đó, một đêm
giông bão đã chôn vùi
người anh thân yêu của
cô vào lòng biển cả. Cô là
người sống sót và may
thay cứu thoát được
tôi.
Từ đó cô ấp ủ tôi
trong tình thương yêu
ruột thịt, quãng đời thơ
ấu của tôi trôi qua êm
đềm ở quận Phong Điền
này, nơi cô tôi được bổ
đến dạy học và lập nên
sản nghiệp gồm mấy
mẫu vườn với một ngôi
nhà khá khang trang.
Chiều chiều cô cháu
tôi ngồi trước hiên nhà.
Tôi lơ đãng nhìn những
tia vàng thoi thóp ngoài
vườn , thả hồn theo
những cánh chim bay về
tổ, tâm trí thanh thản,
yên vui bên cạnh cô tôi.
Cô tôi thường đem
chuyện đắm tàu ra kể,
hình như tai nạn đau
buồn xảy ra cách đây
trên mười năm vẫn còn
là một kỷ niệm chưa
phai. Chuyện đã xa rồi,
cái đêm hãi hùng đó.
Nhưng qua lời cô tôi kể
lại, tôi vẫn thấy xúc
động. Tuổi khôn hiểu
biết, tôi ý thức được
mặc dù cô tôi rất mực
thương yêu tôi nhưng
tôi vẫn là một đứa con
côi.
Tôi ray rứt muốn biết
hai đấng sinh thành của
tôi ra sao, thuộc hạng
người nào? Tôi thường
hỏi cô tôi có còn nhớ
gương mặt của Ba tôi
không? Ba tôi hiền hay
dữ? Còn Má tôi đẹp xấu
thế nào? Tôi giống Ba
tôi hay Má tôi?
Những câu hỏi tương
tự, liên quan ít nhiều
đến hai người quá cố,
làm cô tôi bùi ngùi. Cô
rưng rưng nước mắt
vuốt ve tôi, mô tả đại
khái: Tôi có cặp mắt
giống cha, cặp mắt to
đen biểu lộ tính ôn hòa
ngay thẳng, có cái
miệng giống mẹ, lúc
cười tươi như... cái hoa
rau muống! Dễ thương
vô cùng!
Bao nhiêu câu hỏi với
bao nhiêu chi tiết được
trả lời tôi vẫn không
hình dung nổi cha mẹ tôi
ra sao. Điều bất hạnh là
cô tôi không giữ được
tấm ảnh nào của cha
mẹ tôi cả.
Tôi cũng biết thêm
rằng cha tôi là một nhà
giáo, gốc người miề Bắc.
Hồi tôi mới sinh ra, cha
tôi đang dạy học ở một
trường Trung học thuộc
tỉnh Nghệ An. Cô tôi lúc
ấy theo chồng vào Nam
lập nghiệp rồi trở thành
góa phụ. Được tin anh
chị mới sinh cháu, cô ra
thăm. Rồi sẵn dịp bãi
trường cô đón cha mẹ
tôi vào nghỉ hè với cô
luôn.
Con tàu chúng tôi đi là
con tàu định mệnh.
Đáng lý chúng tôi có thể
đi bằng đường hỏa xạ,
nhưng cha tôi lại muốn
du hành bằng đường
thủy. Ông muốn nhân
dịp nhà rỗi lênh đênh ít
ngày với trời cao biển
rộng. Chúng tôi xuống
tàu Bạch Phượng của
hãng Ba Sao đang cất
hàng tại Bến Thủy. Tàu
rời bến yên ổn. Qua đêm
hôm sau khi vào hải
phận Nha Trang thì
giông bão nổi lên. Bị lạc
hướng, chiếc Bạch
Phượng va vào đá
ngầm, chìm lỉm. Chỉ một
số ít người sống sót,
trong số đó có cô cháu
tôi.
Cuộc đời đầu tiên của
tôi thực bi đát. Nhưng
bù lại tôi được cô tôi
cưng chiều và coi như
con ruột. Mái nhà này,
khu vườn xây trái này,
quận lỵ nhỏ bé này bây
giờ là quê hương của
tôi. Tôi đang hưởng
trọn hạnh phúc bên cạnh
cô tôi, sống thanh thản
với các bạn bè trong lớp
học thì... Bỗng nhiên cô
tôi cho tôi biết một sự
thực phũ phàng!
***
Cô tôi đặt tách nước
trà xuống mặt bàn.
Tách nước được nhắc
lên nhắc xuống nhiều lần
nhưng vẫn còn đầy.
Hình như cô tôi chỉ
nhấm nháp cho khỏi khô
miệng chứ không uống.
Tôi để ý nhìn cô. Gương
mặt cô xanh tái. Cách
đây vài tuần cô tôi gặp
một tai nạn bất ngờ.
Hôm ấy nhằm ngày chủ
nhật, cô tôi lấy xe, đạp
lên chợ quận mua ít
thức cần dùng. (Tuy đã
ngoài bốn mươi, cô tôi
vẫn còn khoẻ mạnh
tháo vát lắm). Đang đi
bỗng một con nghé bỏ
bờ cỏ ven đường chạy
ngang sang bên kia tìm
mẹ . Vội tránh con vật,
cô tôi lạng tay lái, phóng
ngã xuống ruộng. Cô tôi
ngất đi vì đau. May
tháy, có người trông
thấy vội khiêng vào nhà
thương. Ông cán sự y
tế tận tâm băng bó,
chạy chữa và rất hài
lòng về kết quả điều trị
của ông. Chỉ sau một
tuần nằm bệnh xá cô tôi
đã bình phục. Nhưng
sau tai nạn bất ngờ ấy,
cô tôi có vẻ băn khoăn,
trầm lặng trái với tính
vui vẻ, cởi mở của cô
thường ngày.
Thấy vẻ khác lạ nơi
cô, tôi lo lắng hỏi:
- Cô sao thế? Cô có
mệt không?
Cô tôi lắc đầu:
- Cô không sao cả con
ạ!
Tôi chưa tin, khẩn
khoản:
- Hay cô vô trong nhà
nằm nghỉ chút đi. Con
đỡ cô vào nhé?
- Con cứ để cô ngồi
ngoài nầy, Khánh ạ,
(Khánh là tên tôi). Con
cũng ngồi yên đó đi.
Tôi ngồi yên nhìn
sửng cô tôi. Cô tiếp:
- Cô định nói với con
một chuyện... song... khó
nói quá! Cô muốn thú
thật với con một điều
mà chẳng biết có nên
không?
Tôi nắm lấy tay cô
tôi:
- Có chuyện gì mà khó
nói? Có chuyện gì mà cô
phải thú thật với con?
Con là con của cô mà!
Bàn tay cô tôi ẩm mồ
hôi. Cô thẫn thờ nói:
- Ừ, Khánh là con của
cô. Cô vẫn cám ơn Trời
Phật đã ban cho cô có
con ở bên cạnh. Tại cô
thương con nên cô mới
lưỡng lự như cô đã
lưỡng lự từ trước đến
nay. Có một sự thật mà
cô nghĩ... không thể che
dấu mãi được... Con có
biết năm nay con bao
nhiêu tuổi rồi không?
Trời! Tôi bao nhiêu
tuổi? Không chừng cô tôi
lẩn thẩn mất rồi!
Tôi đáp:
- Năm nay con 15
tuổi.
- Phải, mười lăm năm
trời trôi qua! Con đã lớn
khôn, khoẻ mạnh... Cô
tin rằng điều cô sắp nói
không làm con kinh sợ...
Tôi lo ngại thầm nghĩ:
Có lẽ tai nạn vừa qua đã
làm thần kinh của cô
xáo trộn? Người ta
thường bảo: Những
người lớn tuổi bị ngã,
đầu va mạnh xuống
đất, có thể bị lãng trí.
Liệu cô tôi có ở trong
trường hợp này không?
Tôi lắc tay cô:
- Cô nói gì vậy, cô? Cô
làm con sợ quá hà!
Trầm ngâm giây lát,
cô tôi thở dài, nói:
- Con nên hiểu cho
tình cảnh của cô lúc ấy...
- Lúc ấy là lúc nào?
- Lúc xảy ra vụ đắm
tàu...
Tôi thở ra:
- Lại chuyện đó nữa!
Thì cô đã kể hết con
nghe rồi. Con biết cha
mẹ con đã chết cả. Con
chỉ còn lại có mình cô.
Con được cô thương
yêu chăm sóc như con
ruột, thế là đủ rồi.
- Đúng thế, nhưng
còn một chi tiết cô chưa
nói cho con biết... về một
đứa trẻ...
Giọng cô tôi trở nên
khó khăn. Cô nói như mê
sảng:
-... Một đứa con trai...
bụ bẫm, kháu khỉnh...
Lúc nước ùa vào tàu,
mọi người hoảng hốt,
tán loạn... Trời, cháu
không thể nào tưởng
tượng nổi đêm kinh
hoàng đó đâu.
- Ủa... Cô nói đứa con
trai nào?
- Đứa nhỏ lạc vào tay
một người đàn bà lạ...
Tàu nặng, sóng lớn... ai
cũng cuống lên, lo cứu
lấy mạng mình, nhất là
các bà mẹ có con còn
kêu gào thê thảm. Phần
đông gia đình bị lạc
nhau. Mạnh ai người ấy
nhảy xuống xuống cấp
cứu , hoặc vớ lấy những
chiếc phao, được thả
xuống nước. Một chiếc
xuồng đầy người bị
ngọn sóng nhận chìm
trước mắt cô. Người
đàn bà bồng đứa nhỏ ở
trên chiếc xuống đó. Cô
thấy rõ ràng nhờ ánh
đèn pha trên tàu chiếu
xuống. Đứa nhỏ còn
mặc chiếc áo len màu đỏ
chính tay cô đan cho
nó...
Cô tôi bưng mặt khóc.
Tôi quàng tay ôm trọn
vai cô:
- Cô bình tĩnh lại đi,
cô...
Nhưng một cảm giác
giá lạnh xâm nhập vào
cơ thể tôi. Tôi không
thể nào không hỏi:
- Đứa bé mặc chiếc
áo len đỏ đó là ai vậy
cô?
- Nó là thằng Cường,
cháu của cô, con đẻ của
người anh cùng đi với
cô một chuyến tàu.
- Ồ!... Như vậy Cường
là anh em với con hả cô?
- Không, Khánh ơi! Cô
chỉ có mình nó là cháu
ruột... chỉ mình nó mà
thôi.
Tôi lặng người, run
giọng:
- Không, không phải!
Chính con mới là cháu
ruột của cô.
Tuy nhiên tôi hiểu
ngay rằng cô tôi đã nói
thật, và tôi không thể
nào ngăn nổi nước mắt.
Tôi ngồi khóc với cô tôi,
nghẹn ngào, nức nở.
Bản tính tôi không
yếu đuối, nhưng sự
thật cô tôi vừa nói đã
gây xúc động mãnh liệt
trong lòng tôi. Cô tôi nói:
- Cô tính nói thật
khéo cho con hiểu, mà
cô vụng về quá. Con
đừng buồn nghe Khánh!
Tôi nước nước mắt:
- Sự thật đã như vậy,
cô hãy cho con biết con
là ai?
- Cô cũng không rõ
nữa. Hồi đó con là một
hài nhi bị lạc. Một thủy
thủ trên tàu bồng con,
bối rối, không biết trao
trả cho ai, luôn miệng
hỏi:
"Đứa trẻ này của ai
đây?"
Cô liền nói: "Của tôi".
Và cô đón lấy con... nuôi
cho tới bây giờ.
- Còn cha mẹ con
đâu?
Cô tôi buồn bã lắc
đầu:
- Chẳng biết sống
chết ra sao nữa! Sau tai
nạn, cô có dọ hỏi, tìm
kiếm... Đất nước ta hồi
ấy xảy ra nhiều biến cố
quan trọng. Cuộc di cư
của một triệu dân miền
bắc vĩ tuyến vào Nam
đã làm xáo trộn tất cả.
Không ai nhớ đến vụ
đắm tàu và số ít người
mất tích ở ngoài khơi
xảy ra trước đó nữa.
Sự dò hỏi của cô qua các
cơ quan liên hệ không
đem lại kết quả nào.
Hãng tàu còn lo chuyên
chở những người di cư,
vấn đề cấp bách và
quan trọng hơn việc tìm
kiếm thân nhân một
đứa trẻ bị thất lạc. Điều
làm lương tâm cô áy
náy không yên là cô đã
không mấy sốt sắng,
kiên trì trong việc tìm
kiếm cha mẹ của cháu.
Cô muốn giữ con, để
mọi người lầm tưởng
con đích thật là cháu
ruột của cô. Hồi chị dâu
của cô, má thằng
Cường, sinh ra nó, cô có
khoe với mọi người,
nhưng không ai biết
đứa cháu ấy là trai hay
gái...
Tôi thở dài:
- Con hiểu rồi! Cô
muốn con thay thế cho...
Cường! Thế từ dạo ấy
đến nay có ai tìm kiếm
con không?
- Không!
Tai tôi ù đi, đầu óc
choáng váng. Mới trước
đây một tiếng đồng hồ,
tôi còn có gia đình, có
quê hương, có tên gọi.
Tôi đang sống hạnh
phúc, yên trí rằng tôi là
Nguyễn Bảo Khánh, cháu
gái bà Nguyễn Thục
Trinh... Rồi bỗng nhiên
tất cả đảo lộn. Tôi là ai
đây, hở trời! Tôi là một
con người không có
tông tích. Nguyễn Bảo
Khánh đâu phải tên thật
của tôi!
Cô tôi vẫn ôm mặt
khóc, âm thầm nức nở.
Tôi thấy cô thật tội
nghiệp. Tôi nghẹn ngào
nói:
- Cô đừng khóc. Con
không oán trách gì cô
đâu . Cô chẳng đã là mẹ
của con sao?
Cô ôm chầm lấy tôi:
- Cô biết con thương
cô, và cô cũng thương
con lắm. Con đừng nghĩ
ngợi làm gì cho khổ tâm
nghe con!
- Làm sao con không
nghĩ ngợi cho được!
Nhưng tại sao cô không
giữ kín sự thật ấy luôn,
lại nói ra cho khổ cả cô
lẫn cháu?
- Tại cô sợ. Tai nạn
vừa qua tuy là một cái
nạn nhỏ, rất tầm
thường cũng làm cô
suýt chết. Bởi vậy, cô
cứ băn khoăn về hành
động của cô đã làm, dù
chỉ để tạo hạnh phúc
chung của chúng ta. Bây
giờ cô đã cho Khánh biết
tất cả sự thật, cô thấy
lương tâm cũng đỡ bị
ray rứt. Gợi lại những kỷ
niệm đau thương bao
giờ cũng buồn. Nhưng
nỗi buồn rồi sẽ khuây,
và mọi sự sẽ lại như
trước Khánh ạ!...
Tôi không nói gì.
Nhưng tôi thầm nghĩ:
Không thể nào còn như
trước được nữa.
***
Tuy nhiên cuộc sống
vẫn cứ tiếp tục. Cô tôi
được phép nghĩ dưỡng
bệnh ở nhà và vì sắp
tới kỳ hè nên mãi niên
khóa sau cô mới phải đi
dạy lại. Tôi quanh quẩn
suốt ngày bên cô, quanh
quẩn trong ngôi nhà
rộng lớn mà từ lâu nay
tôi vẫn nhận là "nhà" của
tôi. Trong nhà có hai
người giúp việc: già Lãm
chăm sóc ngoài vườn;
thím Năm lo việc nhà
cửa bếp nước. Cả hai ở
với cô tôi từ ngày tôi
còn thơ dại. Họ thuộc
hàng thân thích trong
nhà, những cũng như
các gia nhân tín cẩn, họ
chỉ mải lo công việc
được giao phó mà rất ít
nói. Sự kín đáo của họ
không an ủi được tôi
trong lúc này.
Tôi đâm ra mơ
mộng, buồn rầu. Tất cả,
từ những đồ đạc trong
nhà, cây cối ngoài vườn,
ngay cả chính căn phòng
riêng của tôi cũng đều
trở thành xa lạ.
Ôi, cô thương yêu, cô
đã chiếm hữu một hài
nhi thất lạc như một
đứa trẻ thiếu đồ chơi
vớ được con búp bê...
vô chủ.
Nhưng tôi đâu phải là
con búp bê... hay con chó
nhỏ !
Tôi là một con người
và đến tuổi trưởng
thành phải hướng vào
tương lai, phải đối diện
với cuộc đời. Tôi rất
cảm kích, biết ơn bà
"mẹ nuôi" của tôi, nhưng
giá bà cho tôi biết sự
thật này sớm hơn ngày
tôi bắt đầu hiểu biết thì
có lẽ hạnh phúc và
chúng tôi không đến nỗi
bị lung lay một cách đột
ngột. Bây giờ thì đã quá
muộn. Tôi không tài nào
lấy lại được sự thơ thới
của tâm hồn. Tuy chúng
tôi đều tránh không
nhắc đến chuyện đắm
tàu nữa, nhưng tôi vẫn
cứ băn khoăn nghĩ tới,
và một hôm tôi hỏi cô
tôi:
- Cô nhỉ, biết đâu con
chẳng phải là người
Tàu, người Mên, hay
thuộc một dòng giống
nào khác?
Cô tôi cười nhẹ:
- Con là người Việt,
người Việt chính cống
như cô vậy! Có điều...
con là người Việt miền
Nam...
Như tôi đã nói: Cô tôi
gốc người miền Bắc.
Nhưng cô xuất giá theo
chồng vào Nam từ năm
18 tuổi - Chú tôi gốc
người miền Nam - nên
cô tôi am hiểu tập quán
và nói rành giọng nói của
cả hai miền.
Cô nâng cằm tôi lên,
vuốt ve mái tóc đen
mướt của tôi nói:
- Cháu hỏi kỳ cục quá.
Cái mặt cháu như thế
này mà bảo là người
Tàu hay Mên sao được.
Tôi gặng thêm:
- Nhưng làm sao cô
biết chắc cháu là người
miền Nam?
- Thì... hồi tàu đắm,
người thủy thủ bồng
cháu có trao cho cô một
bức ảnh thánh loại nhỏ,
in hình Đức Mẹ ban ơn,
ghim ở mé chăn đắp
trên mình cháu. Phía
sau tấm ảnh có chép bài
kinh cầu theo giọng
miền Nam. Cô phân biệt
được ở các chữ "ơn
phúc" và "ơn phước"
"nhân lành" và "nhơn
lành", v.v... Cha mẹ con
hẳn là những tín đồ
Công giáo ngoan đạo.
- Trên tàu hôm đó có
người Nam nào không
cô?
- Có đủ mọi hạng
người: Tây, Tàu, và
Việt, cả ba miền Bắc
Trung Nam...
Tôi trách:
- Đã biết cha mẹ cháu
là người Nam, lại có đạo
Công giáo sao khi thoát
nạn cô không tìm ngay?
- Cô cũng có tìm... sơ
sơ, vì hồi đó tuy chiến
tranh đã chấm dứt
nhưng tình thế chưa
yên hẳn vẫn còn hỗn
loạn, việc giao thông
thật khó khăn...
Tôi nói, giọng uất
nghẹn:
- Con hiểu.
Rồi bỗng nhiên tôi bật
thẳng người lên:
- Cô! Con phải đi một
chuyến mới được!
Cô tôi hoảng hốt:
- Đi đâu... con?
- Đi Saigon! Con xin
phép cô cho con đi tìm
cha mẹ thật của con.
Bắt đầu từ Saigon, con
hy vọng sẽ tìm ra tông
tích của gia đình con.